Quy trình chống thấm vết nứt hiệu quả
Đối với một số vết nứt bê tông có độ rộng từ > 0,5 mm, độ dày sàn bê tông >= 30 cm; hoặc các vết nứt liên quan tới kết cấu như lún nứt đất nền, rung đập kết cấu, lún do tải trọng, thường là các vết nứt gãy lớn cần dùng keo trám khe chống thấm nước và chịu ẩm ướt. Keo epoxy DEL 080 đang là lựa chọn hàng đầu để ngăn chặn sự ăn mòn kết cấu , chống thấm và tạo độ bền cao cho công trính.Chúng ta thực hiện phương pháp xử lí chống thấm sàn mái bị nứt như sau:
Chuẩn bị bề mặt:
+ Khoanh vùng các vết nứt, sử dụng máy mài chà dọc theo đường nứt.
+ Thổi sạch các đường nứt bằng máy chuyên dụng, bàn chải sắt, cọ qué
Đánh dấu đường nứt bê tông:
+ Đánh dấu vết nứt bê tông bằng vạch dấu các vị trí quan trọng để xử lý vết nứt.
+ Đánh dấu các vị trí trọng yếu để khoan gắn kim bơm. Khoan và gắn kim bơm keo trám khe epoxy HEL – 080:
+ Dùng máy khoan vào các vị trí đã đánh dấu, khoảng cách các lỗ khoan từ 15 – 20 cm. Khoan xuyên góc dọc theo hai bên vết nứt, độ sâu lỗ khoan phải đảm bảo xuyên qua vết nứt.
+ Dùng kim bơm keo trám khe epoxy HEL – 080 đặt vào các vị trí lỗ khoan sau đó vặn chặt lại.
Quá trình bơm keo xử lý vết nứt sàn mái:
+ Trộn keo 2 thành phần theo đúng tỉ lệ, gắn máy bơm vào kim bơm;
+ Bơm keo vào vết nứt bằng máy áp lực cao cho tới khi không thể bơm keo vào được nữa thì dừng.
+ Khi keo khô tiến hành tháo kim bơm keo.
+ Vệ sinh bề mặt và khu vực sửa chữa.
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta, tình trạng rạn nứt bê tông vốn không còn là điều xa lạ. Chính bởi vậy, bạn nên chú trọng ngay từ khi thi công bê tông nhằm đạt chất lượng tốt nhất.